Răng lung lay chính là biểu hiện cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị lung lay và phải khắc phục như thế nào?

NGUYÊN NHÂN KHIẾN RĂNG BỊ LUNG LAY

Khi 1 hoặc vài răng trên cung hàm bị lung lay, thì chính là dấu hiệu báo động cho thấy sức khỏe răng miệng đang gặp những vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể, những nguyên nhân chính khiến răng bị lung lay như sau:

  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gây nhiễm trùng các mô mềm, dây chằng bao xung quanh răng. Viêm nha chu càng kéo dài, thì cấu trúc răng càng lỏng lẻo, lung lay và dễ gãy rụng.
  • Tiêu xương răng: Sau khi mất răng sẽ không còn chân răng tác động lực, khiến xương hàm bị tiêu biến dần, gây tụt nướu, chân răng kế cận lộ ra ngoài và khiến răng bị lung lay.
  • Loãng xương: Người mắc bệnh loãng xương thường răng sẽ không được khỏe, giòn xốp và dễ bị lung lay.
  • Tác động từ bên ngoài: Răng bị va đập mạnh do tai nạn, dùng răng cắn vật cứng… có thể làm tổn thương các tổ chức quanh răng, làm cho răng không còn được cố định chắc chắn, dễ lung lay.

CÁCH KHẮC PHỤC KHI RĂNG BỊ LUNG LAY

Khi răng bị lung lay, cần phải có phương án điều trị sớm, để có thể bảo tồn răng thật tối đa. Về cách điều trị như thế nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân khiến răng lung lay mới có thể chữa trị triệt để nhất.

  • Cạo vôi răng: Trường hợp răng lung lay do các bệnh lý nha chu thì bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng để loại bỏ nguy cơ gây ra bệnh.
  • Cấy ghép xương: Viêm nha chu, viêm chóp răng nếu kéo dài không điều trị sẽ khiến phần nướu bị tụt xuống, lúc này phần xương ổ răng có thể đang dần bị tiêu biến. Nếu tiêu xương nặng thì phải thực hiện ghép xương sau khi xử lý viêm nhiễm. Hoặc có trường hợp sẽ cần phải ghép vạt nướu để đảm bảo  răng được vững chắc.
  • Dùng nẹp cố định: Với những trường hợp răng lung lay do tác động lực từ bên ngoài, thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Nếu nhẹ có thể dùng nẹp để cố định các răng lung lay. Sau một thời gian răng sẽ chắc chắn trở lại.
  • Trồng răng Implant: Trường hợp răng lung lay nặng, không thể giữ lại được nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng, bạn nên sớm tiến hành phục hình răng giả bằng phương pháp trồng răng Implant. Đây là phương án duy nhất có thể khôi phục đầy đủ cả thân và chân răng. Đồng thời ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Từ đó không làm lộ chân răng và khiến các răng kế cận bị lung lay.

CÁCH NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG RĂNG LUNG LAY

Cách tốt nhất để răng luôn chắc chắn, không bị lung lay chính là phòng ngừa những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là những biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giữ gìn sức khỏe răng miệng, và giúp răng luôn vững chắc:

  • Đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C và canxi để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Nếu mắc chứng nghiến răng, hãy mang máng chống nghiến khi ngủ.
  • Mang máng bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao.
  • Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

Đặc biệt, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của răng miệng như: răng ê buốt, đau nhức, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, chảy mủ… thì bạn cần lập tức đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị ngay, tránh tình trạng để răng ngày càng suy yếu, lung lay nặng.

NẾU BẠN THẤY ĐANG MỌC RĂNG KHÔN, CẦN LƯU Ý SAU

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng hàm lớn thứ 3 và mọc cuối cùng ở mỗi cung hàm. Thông thường, mỗi người có 4 chiếc răng khôn, mọc vào thời gian từ 18 tuổi trở lên, khi các răng vĩnh viễn khác đã ổn định. 

Thực tế, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 răng khôn. Có những trường hợp chỉ mọc 1, 2, 3 răng khôn, hoặc thậm chí không mọc răng nào. 

Răng khôn mọc vào thời điểm xương hàm đã hoàn toàn phát triển, các răng khác đã mọc đầy đủ trên cung hàm. Vì vậy, răng dễ bị mọc lệch hoặc mọc ngầm và kẹt trong xương hàm. 

CÁC TRIỆU CHỨNG KHI MỌC RĂNG KHÔN 

Khi mọc răng khôn, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Đau nhức, khó chịu: Do mọc răng khôn sẽ đâm vào nướu, gây nên tình trạng đau nhức khoảng 2-3 tháng 1 lần, có khi vài năm tùy cơ địa của mỗi người. Vùng nướu ở vị trí răng khôn có thể bị sưng nhẹ, đồng thời đau hơn nếu chải răng hoặc ăn nhai chạm vào vị trí này. 
  • Hành sốt: Một số trường hợp mọc răng khôn không những đau nhức mà còn hành sốt, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. 
  • Cứng khớp và đau hàm: Khi răng khôn mọc lên và chạm vào răng số 7 bên cạnh sẽ làm cho bạn khó mở miệng hơn, đồng thời cơn đau hàm cũng nặng hơn. 
  • Ăn nhai không ngon miệng: Vì nướu răng khi mọc răng khôn sẽ bị sưng đau, do đó ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, khiến bạn không còn cảm thấy ăn nhai ngon miệng. 

CÁC TÁC HẠI CỦA RĂNG KHÔN 

Răng khôn không mọc thẳng sẽ gây nên những tác hại như: 

  • Sâu răng: Do nằm sâu trong cung hàm nên sẽ khó vệ sinh răng khôn sạch sẽ, thức ăn dễ kẹt vào nướu gây sâu răng, thậm chí lan sang cả răng số 7. 

Làm ảnh hưởng các răng kế cận, gây đau nhức dữ dội: Do không có chỗ để mọc thẳng như những răng khác, răng khôn có thể mọc đâm vào răng số 7. Lúc này, cơn đau nhức sẽ càng thêm dữ dội, gây khó khăn trong ăn nhai và sinh hoạt. Thậm chí có thể gây hư hỏng và mất cả răng số 7. 

  • Nhiễm trùng nướu: Cũng vì nằm ở vị trí khó chăm sóc, thế nên vùng nướu tại răng khôn dễ bị nhiễm trùng.

Áp xe răng: Khi bị nhiễm trùng nướu lâu ngày, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong răng và hình thành túi áp xe. Áp xe răng khá nguy hiểm vì có thể sẽ gây hỏng răng và ảnh hưởng đến các dây thần kinh nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, khi mủ có trong ổ áp xe chảy xuống họng có thể gây ngạt thở.

CẦN LÀM GÌ KHI MỌC RĂNG KHÔN?

Khi mọc răng khôn, bạn nên quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng nhiều hơn. Tránh để thức ăn bám dính nhiều ở răng khôn, gây sâu răng hoặc nhiễm trùng. 

Đồng thời, bạn cần hạn chế sử dụng những thức ăn quá cứng, quá dai. Do để nhai được thì phải sử dụng lực cắn mạnh, nhưng lúc này nướu răng đang sưng tấy sẽ làm bạn cảm thấy đau đớn, ngoài ra những thực phẩm này cũng dễ bị kẹt ở vùng nướu răng khôn. 

Đặc biệt, khi mọc răng khôn mà có dấu hiệu đau nhức thì nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và chụp X-Quang kiểm tra, nếu cần thiết thì có thể nhổ răng khôn, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. 

CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG?

Như đã nêu ở trên, khi răng khôn mọc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Đồng thời, do răng khôn không có chức năng ăn nhai, thẩm mỹ nên có thể nhổ bỏ. 

Mặc dù vậy, với những trường hợp dưới đây thì có thể giữ lại răng khôn: 

  • Răng mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến các răng kế cạnh
  • Răng khôn đang kẹt hoàn toàn trong xương hàm, chưa gây ra biến chứng nguy hiểm 
  • Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc quan trọng khác như xoang hàm, dây thần kinh
  • Răng khôn sâu nhẹ thì có thể hàn trám để giữ lại răng thật
  • Bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, tim mạch,…

NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ĐAU KHÔNG ?

Nhổ răng khôn có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mọc răng khôn, tay nghề của bác sĩ cũng như các thiết bị hỗ trợ. Bên cạnh đó, đối với những răng nằm ngang, mọc nghiêng 90 độ thì quá trình nhổ sẽ phức tạp hơn so với những răng chỉ mọc lệch ít. 

Hiện nay, với sự phát triển của y học, nhổ răng khôn hoàn toàn không đau vì có sự hỗ trợ của thuốc tê. Đặc biệt, công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome, sử dụng năng lượng rung siêu âm và nước tưới để làm đứt các dây chằng, sẽ giúp lấy răng ra một cách dễ dàng và hoàn toàn không đau như cách nhổ răng truyền thống. 

Ngoài ra nếu các bạn cần tư vấn cũng như đặt lịch hẹn khám răng có thể liên hệ trực tiếp Phòng Nha Khoa Hoàng Anh qua hotline 0903264086 để được các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích và tốt nhất